CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12 – 5

Ngày 12/5 được Hội đồng Điều dưỡng thế giới chọn làm ngày Điều dưỡng thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence-Nightingale(1820-1910)- người khai sinh ra Ngành Điều dưỡng. Bà là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế, khẳng định tầm quan trọng của người điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần trong ngành điều dưỡng thế giới.

Hằng năm cứ đến ngày này, một ngày mà có lẽ không nhiều người biết đến, ngày dành riêng cho những “chiến sĩ áo trắng” thầm lặng dù số lượng của họ chiếm 2/3 trong ngành y tế, đó là ngày “Quốc tế Điều dưỡng” 12/5, ngày vui của những người đang ngày đêm âm thầm tận tình chăm sóc cho người bệnh.

Nhân ngày “Quốc tế Điều dưỡng” bv chúng tôi  chia sẻ cho các bạn đồng nghiệp về công việc của chúng tôi tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng về những niềm vui, khó khăn, cảm xúc với nghề vượt qua tất cả là niềm tự hào là sự hạnh phúc với nghề.

Tại BV chúng tôi chăm sóc người bệnh theo một cách toàn diện và liên tục từ tư vấn hướng dẫn cho người bệnh, người nhà về giáo dục  sức khỏe, cách tự chăm sóc, tự theo dõi sau khi trở về nhà; trợ giúp bác sĩ thực hiện các thủ thuật; hay chăm sóc tinh thần cho người bệnh là một phần không thể thiếu. Trường hợp cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, bị hôn mê, bệnh nhân thở oxy, phải nằm bất động thì điều dưỡng viên sẽ chăm sóc toàn diện cho người bệnh bao gồm cả chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc dinh dưỡng giúp bệnh nhân phục hồi nhanh nhất có thể kể cả chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh.

Ai theo nghề điều dưỡng cũng phải là người biết chấp nhận hy sinh và là người can đảm bởi áp lực công việc rất cao. Những ca trực đêm của chúng tôi là theo dõi tình hình người bệnh. Bệnh nhân tại khoa đa phần là bệnh tai biến mạch máu não sau khi nằm viện các tuyến trên về để PHCN, bn đau lưng, thần kinh tọa, liệt thần kinh VII ngoại biên, bn tự kỷ….., ngoài việc theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, truyền dịch dùng thuốc, còn có cho bệnh nhân ăn qua sonde, hút đờm dãi, vệ sinh răng miệng, thân thể, xoa bóp tập vận động chống loét, theo dõi chăm sóc liên tục cả ngày lẫn đêm. Ngoài những nhọc nhằn vất vả về công việc, thì điều dưỡng viên cũng phải chịu nhiều áp lực. Bởi cuộc sống bình thường đã mỗi người mỗi tính, làm nghề chăm sóc bệnh nhân cũng giống như làm dâu trăm họ, chăm người bệnh còn vất vả hơn người bình thường và nhiều khi do đau đớn lại càng khó tính hơn.

Làm nghề điều dưỡng ngoài tình yêu nghề, có lương tâm nghề nghiệp, còn phải biết nhẫn nại, lắng nghe và thấu hiểu người bệnh, luôn giữ được chữ “Tâm” với nghề, động viên người bệnh nhiều hơn, có thể lúc đo huyết áp, tiêm thuốc hay vệ sinh cá nhân nhằm tạo mối quan hệ thân thiện để tìm hiểu thêm về tâm tư, nguyện vọng và sẵn sàng giải thích những băn khoăn, thắc mắc giúp cho người bệnh yên tâm, tin tưởng khi điều trị bệnh tại các khoa.

Tôi từng đọc được một bài thơ về “Nghề điều dưỡng” có câu:

“Nghề điều dưỡng, làm dâu trăm họ

Lắm vất vả, càng nhiều đắng cay

Lúc nhọc nhằn chỉ biết lau mồ hôi, nở nụ cười

Trước tình người, mang trọn niềm tin

Tận tình sẻ chia, tận tụy chăm sóc

Vất vả thầm lặng…

Để rồi hạnh phúc xiết bao…

Khi cùng đồng nghiệp cứu sống bệnh nhân…”

Đúng vậy, vất vả là thế nhưng hạnh phúc là khi có thể cùng đồng nghiệp giành lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần. Thật hạnh phúc khi nhận được cái vẫy tay chào của người bệnh cùng nụ cười, lời cảm ơn khi rời khoa của người bệnh và người nhà bệnh nhân.

Nghề nào đi nữa cũng cần có chữ “Tâm”, nghề điều dưỡng thì lại cần thiết hơn nữa khi hàng ngày phải chứng kiến bao cảnh đời bất hạnh, bao căn bệnh hiểm nghèo. Vì thế, chi hội điều dưỡng bệnh viện chúng tôi luôn dặn lòng mình phải cố gắng trở thành một điều dưỡng tận tâm trong công việc, xứng đáng với ba chữ “ Điều dưỡng viên” khoác lên mình chiếc áo Blouse trắng, màu áo tôi yêu. Dù vất vả, dù chưa được xã hội nhìn nhận, đánh giá một cách xứng tầm, nhưng tôi mong các bạn điều dưỡng hay luôn cống hiến hết mình cho nghề, phải luôn giữ được chữ “Tâm”, không được vì bất cứ lý do gì mà đánh mất nó.

 

                                                                                                 Người viết bài

                                                                                                 Nguyễn Thị Châm

Video Chào mừng ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/05/2024.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *